Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

QUY TRÌNH KIỂM TRA ẮC QUY CŨ VRLA

QUY TRÌNH KIỂM TRA ẮC QUY CŨ VRLA
Ắc quy VRLA là loại Ắc quy khô – kín khí (không cần bảo dưỡng) trong suốt quá trình hoạt động. Do có cấu tạo đặc biệt nên lượng dung dịch điện phân trong Ắc quy không mất đi trong quá trình nạp -xả như Ắc quy thông thường. Cấu tạo chính cho nguyên lý này chính là nhờ các tấm cách bằng giấy thủy tinh AGM có khả năng tái tạo nước đến 99% kết hợp với một hệ thống van đặc biệt trên Ắc quy, hệ thống van này cho phép khí sinh ra bên trong bình có thể thoát ra ngoài trong trường hợp áp suất quá cao vượt mức cho phép, đồng thời hệ thống van này còn có chức năng an toàn cho Ắc quy, tránh hiện tượng nổ do áp suất quá lớn được tạo ra trong bình. Hệ thống van này không cho phép khí bên ngoài lọt vào bên trong bình Ắc quy.
ắc quy cũ viễn thông, ắc quy cũ khởi động, ắc quy cũ, xe nâng, ắc quy cũ xe golf, mua ắc quy cũ các loại...
Quy trình kiểm tra ắc quy cũ


Đây là một ứng dụng được sử dụng rộng rãi trên Ắc quy VRLA. Ngoài ra với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới là công nghệ EXPANDED, PUNCHING cho sườn lưới, công nghệ này sẽ cho Ắc quy tuổi thọ dài nhất, hiệu suất cao nhất, và khối lượng ắc quy sẽ giảm đi đáng kể so với công nghệ đúc truyền thống CASTING. Tuổi thọ của Ắc quy VRLA chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ môi trường sử dụng, bộ sạc, tình trạng ổn định của điện lưới, công suất của tải, cách mắc các tổ Ắc quy, phương pháp lắp đặt… Nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm hiệu suất hoạt động của Ắc quy vẫn là nhiệt độ môi trường hoạt động, bộ sạc, cài đặt thông số sạc và tình trạng mất điện quá nhiều dẫn đến kết quả là Ắc quy không thể sạc đầy, phóng thường xuyên và liên tục trong tình trạng đó sẽ dẫn đến hiện tượng Sunfat hóa bản cực. Trong quá trình sử dụng Ắc quy chúng ta thường thấy một tổ Ắc quy sẽ có một hoặc vài bình bị suy giảm hiệu suất trong quá trình vận hành, có thể trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài. Thông thường đối với Viễn thông sẽ sử dụng loại 2V và loại 12V cho 1 tổ Ắc quy 48V. Đối với loại 2V dùng 24 bình/tổ, loại 12V dùng 4 bình/tổ. Nếu Ắc quy đã bị hư hỏng chúng ta nên thanh lý cho đơn vị chuyên thu mua tái chế ắc quy cũ để bảo vệ môi trường. Chi tiết xin tham khảo tại đây http://acquycu.com
Như vậy quy trình kiểm tra ắc quy với mỗi loại như sau:
1. Ắc quy cũ loại 12V.
ắc quy cũ viễn thông, ắc quy cũ khởi động, ắc quy cũ, xe nâng, ắc quy cũ xe golf, mua ắc quy cũ các loại...
Ắc quy cũ 12V


áp dụng cho việc dùng tải giả trong quá trình phóng. + Bước 1: Sạc đầy Ắc quy, kiểm tra xem có Ắc quy nào bị tình trạng nóng bất thường hay không? + Bước 2: Đo điện áp và nội trở của từng bình, cả tổ. Điện áp và nội trở của bình sẽ phản ánh tương đối chính xác tình trạng của bình trong thời điểm hiện tại. Ắc quy nào có Điện áp thấp, nội trở cao hơn so với mức bình thường do nhà sản xuất quy định sẽ có dấu hiệu của sự Sun phát hóa quá nhiều dẫn đến tình trạng không thể sạc đầy và hiệu suất sử dụng thấp. + Bước 3: Phóng ắc quy và đo điện áp: Phóng Ắc quy với dòng = 1/10 dung lượng danh định của Ắc quy. Đo điện áp và nội trở của mỗi bình trong những tiếng đầu mà chưa thấy dấu hiệu thay đổi điện áp nhiều. Trong những thời gian cuối quá trình phóng, đo điện áp của mỗi bình khoảng 15 phút/lần. Điện áp cuối quá trình phóng cho mỗi bình là 10.6V hoặc 10.8V. + Bước 4: Dựa vào bảng số liều vừa ghi chép ở trên kết hợp bảng số liệu trong bước 2 ta có thể xác định được những bình nào tốt, bình nào không tốt để chọn lọc và đưa vào tái sử dụng.
2. Ắc quy cũ loại 2V.
ắc quy cũ viễn thông, ắc quy cũ khởi động, ắc quy cũ, xe nâng, ắc quy cũ xe golf, mua ắc quy cũ các loại...
Ắc quy cũ 2V


áp dụng cho việc dùng tải giả trong quá trình phóng. + Bước 1: Sạc đầy Ắc quy, kiểm tra xem có bình nào bị tình trạng nóng bất thường hay không? + Bước 2: Đo điện áp và nội trở của từng bình, cả tổ. Điện áp và nội trở của bình sẽ phản ánh tương đối chính xác tình trạng của bình trong thời điểm hiện tại. Ắc quy nào có điện áp thấp, nội trở cao hơn so với mức bình thường do nhà sản xuất quy định sẽ có dấu hiệu của sự Sun phát hóa quá nhiều dẫn đến tình trạng không thể sạc đầy và hiệu suất sử dụng thấp. + Bước 3: Phóng Ắc quy và đo điện áp: Phóng ắc quy với dòng = 1/10 dung lượng danh định của Ắc quy. Đo điện áp và nội trở của mỗi bình trong những tiếng đầu mà chưa thấy dấu hiệu thay đổi điện áp nhiều. Trong những thời gian cuối quá trình phóng, đo điện áp của mỗi bình khoảng 15 phút/lần. Điện áp cuối quá trình phóng cho mỗi bình là 1.6V hoặc 1.8V. + Bước 4: Dựa vào bảng số liều vừa ghi chép ở trên kết hợp bảng số liệu trong bước 2 ta có thể xác định được những bình nào tốt, bình nào không tốt để chọn lọc và đưa vào tái sử dụng. Những Bình có thời gian phóng điện dài, điện áp cuối quá trình phóng còn cao, nội trở thấp hơn là những bình còn tốt hơn các bình khác cùng tổ. Việc xác định chất lượng của ắc quy dựa vào phương pháp trên rất chính xác nhưng tương đối mất nhiều thời gian. Một Ắc quy với dung lượng định mức, khi phóng dòng với chế độ phóng ở dải 10Hr thì điện áp cuối quá trình phóng tương đương 1.8V/cell. Đây là ắc quy đạt mức phóng chuẩn ở trong vài chục chu kỳ đầu. Sau một thời gian ắc quy sẽ bị Sun fat hóa dần và thời gian phóng cũng giảm xuống theo. Đối với các loại ắc quy khác quy trình cũng tương tự để xác định dung lượng ắc quy còn lại sau một thời gian sử dụng. Công thức để tính dung lượng vẫn dựa theo công thức sau: C = I.t Trong đó C là dung lượng (Ah) I là dòng phóng (A) T là thời gian phóng (h) C sẽ phụ thuộc vào dòng phóng ở dải phóng khác nhau VD: dải phóng 1hr, 3hr, 5hr, 10hr, 20hr… Hãy bảo vệ môi trường vì hành tinh xanh của chúng ta: http://acquycu.com


2 nhận xét:

  1. Bạn có quy trình trình kiểm tra ắc quy cũ xe nâng không.

    Trả lờiXóa
  2. Bình VRLA là viết tắt của từ gì vậy bạn?

    Trả lờiXóa