Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Nấu ắc quy cũ - tự giết mình và hủy hoại môi trường

Tự giết mình bằng việc nấu ắc quy cũ
Không thực hiện việc đăng kí kinh doanh trên địa bàn huyện, không thực hiện các giấy phép về môi trường, không tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, không có các biện pháp bảo vệ môi trường...cả trăm công nhân làm việc trong môi trường độc hại nhưng không được trang bị bảo hộ lao động, hàng trăm hộ dân điêu đứng vì phải hít khí chì độc hại… là những gì đang diễn ra tại khu vực nhà máy nấu chì “chui” ở ấp 2, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.

Công nhân đang thực hiện việc đốt lò

Thâm nhập nhà máy nấu chì "chui"

Nằm ẩn mình trong khu đất của Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (xã Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai), gần 2 năm qua, nhà máy nấu chì do chi nhánh Cty TNHH Ngọc Thiên làm chủ đã ngang nhiên thực hiện việc nấu chì trái phép cũng như thải nước, chất thải, khí thải chưa qua xử lí ra trực tiếp môi trường.

Trong vai một công nhân đến xin làm việc, tôi tận mắt toàn bộ quy trình nấu chì từ bình ắc quy cũ. Tại khu nhà xưởng rộng chừng 700 m2, mỗi ngày DN này tiến hành nấu chì từ nguyên liệu là hàng chục tấn bình ắc quy cũ. Ngay từ lúc tờ mờ sáng, hàng chục công nhân đã bắt tay vào công việc đập bình lấy lõi.

Thực hiện công đoạn đầu tiên, hàng tấn bình ắc quy cũ với đủ các kích cỡ khác nhau được 2 công nhân cho vào máy cắt, tiến hành tháo nắp, sau đó được chuyển đến phân phát cho nhóm công nhân làm nhiệm vụ đập bình. Lúc này, một nhóm công nhân gần 20 người trực tiếp dùng tay, cầm từng chiếc bình ắc quy còn ngậm đầy a xít, đập mạnh vào những thanh sắt chắn ngang để lõi chì trong bình rơi xuống....

Đây là một công việc vô cùng độc hại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi công nhân đập bình hít một lượng lớn chất độc và rất dễ bị bỏng nếu a xít rơi vào da, mắt. Tuy nhiên, do đây là công việc được trả công khá cao nên thu hút được nhiều công nhân làm việc ở công đoạn nguy hiểm này.

“Với mỗi kg lõi bình ắc quy đập ra, chúng tôi được trả 210 đồng, đập được càng nhiều lõi chì thì ngày công lao động càng cao. Thanh niên như tôi, mỗi ngày có thể đập được từ 1,6 – 2 tấn lõi chì ắc quy. Tính ra, mỗi ngày bỏ túi được từ 300.000 – 400.000 đồng; còn ai sức yếu hơn cũng được trên dưới 200.000 đồng”, anh L.H.H công nhân đập bình nói.

Bình ắc quy đập ra lấy phần lõi để nấu chì, còn các vỏ nhựa sẽ làm gì? Tôi hỏi. Một công nhân cho biết vỏ bình ắc quy sẽ được gom lại để tận thu cho mục đích tái chế khác.

Theo lời anh này thì nhà máy ngoài hoạt động chính là nấu chì, còn thực hiện việc xay nhựa tái chế. Tất cả các vỏ bình ắc quy sẽ được đưa vào máy xay, xay ra những hạt nhựa đen, trắng.

Những hạt nhựa cực kì bẩn này sẽ được doanh nghiệp bán cho các cơ sở sản xuất nhựa tái chế khác với giá 22.000 đồng/kg nhựa đen, 24.000 đồng/kg nhựa trắng. Vậy là, một chiếc bình ắc quy cũ sẽ được tận thu triệt để, nhà máy tiến hành một lúc hai công việc đều là mối hiểm họa khôn lường đến sự an toàn của sức khỏe con người.

Và cứ thế, trên nền mặt đất đen sì màu chì, loang lổ những vũng nước đọng, bốc mùi a xít nồng nặc đến khó thở, tất cả công nhân làm việc trong nhà máy cũng bỏ mặc tất cả để bắt đầu công việc đập bình lấy lõi, bốc vác, xay nhựa độc hại một cách miệt mài từ lúc còn tờ mờ sáng cho đến sẩm tối.

Để bảo vệ chính mình và môi trường sống của cộng đồng, mọi người hãy có ý thức và chung tay góp sức làm cho trái đất tươi đẹp hơn. Mọi thông tin xin truy cập website: http://acquycu.com

Bất chấp việc a xít văng vào người, công nhân đang đập bình ắc quy vào thanh sắt để lấy lõi

Khác gì bán mạng sống

Khi bóng chiều vừa dịu mát cũng là lúc nhà máy nấu chì được đánh thức bởi những tiếng động cơ ầm ĩ. Với quy mô 3 lò nấu chì đang hoạt động, mỗi ngày nhà máy nấu chì này có thể nấu được từ 45 – 50 tấn chì. Tuy nhiên, vài hôm trở lại đây, nhà máy chỉ vận hành được 2 lò do thiếu điện. Để vận hành một lò nấu chì cần một tổ công nhân với số lượng 7 người. Nhóm công nhân này sẽ thực hiện công việc nấu chì trong khoảng thời gian từ 4h chiều cho đến tận 7h sáng hôm sau.

Trong các việc làm tại đây thì nấu lò là chịu nhiều độc hại và gặp rủi ro cao nhất. Do đó, đảm nhận công việc này đều do những thanh niên khỏe mạnh. Dù đã khá quen với công việc nấu chì gần 4 tháng nay, nhưng T, 21 tuổi, quê ở ĐBSCL chốc chốc cũng phải chạy ra khỏi khu vực nấu để uống nước và thở.
Để bảo vệ môi trường hãy truy cập vào đây

T cho biết: “Làm công việc nấu lò này vất vả và độc hại vô cùng. Anh em nấu lò ngày nào cũng phải hít thở mùi a xít, mùi lõi chì ắc quy nóng chảy khét lẹt, nhiều lúc tưởng như thở không nổi. Tuy nhiên, sợ nhất là việc múc chì đang nóng chảy đổ vào khuôn sắt, nếu chẳng may làm chì rơi vãi vào người hoặc lỡ chân sụp xuống hố đựng chì đang chảy ra thì chỉ có nước chết. Biết nguy hiểm, biết thiếu an toàn nhưng anh em không thể trang bị quần áo kín người, mang khẩu trang, đi ủng được vì không tài nào chịu được cái nóng từ lò đốt than tỏa ra. Thôi thì đành chấp nhận để mưu sinh…!”....

Không đồ bảo hộ lao động, công nhân bất chấp nguy hiểm múc chì nóng chảy đổ vào khuôn

Mặc dù công nhân đứng lò phải làm việc trong môi trường độc hại và vô cùng nặng nhọc, nhưng đổi lại, họ được nhà máy trả công khá cao. Tiền được tính theo năng suất lao động. Trung bình, họ được chủ nhà máy trả công 330.000 đồng/tấn chì đúc được.

Với lượng chì đúc được từ 15 – 17 tấn mỗi đêm, một tổ công nhân sẽ có một khoản thù lao lên tới 5 triệu đồng, tính ra mỗi công nhân nhận hơn 700.000 đồng. Tuy nhiên công việc này phải kết thúc trước 7h30 sáng hôm sau để các ống xả khói ít được người dân chú ý. Công việc nấu chì mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước cho rất nhiều công nhân, nhưng nó cũng lấy đi sức khỏe của họ ghê gớm.

“Nhà tụi em ở miền Tây cuộc sống rất khó khăn, bản thân em không có việc làm nên tìm được công việc thu nhập cao như thế này cũng vui. Nhưng mới làm việc có 4 tháng nay mà em đã sụt mất mấy ký. Công việc này đòi hỏi thức đêm, hao tổn nhiều sức lực, nhưng khi hết ca anh em nấu chì chỉ biết chui lên giường nằm, chả thiết tha ăn uống vì mệt. Anh em nấu chì thời gian gần đây thường xuyên bị đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Tụi em nấu chì nhiều tiền thật nhưng độc hại lắm anh ơi!”, một công nhân tên T than thở.

Theo nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Coppy right: http://acquycu.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét